Friday, October 18, 2013

Tham quan Chùa Xiêm Cán, địa điểm du lịch ở Bạc Liêu

Đây có thể xem là một trong những ngôi chùa Khơ Me đẹp nhất tại miền Tây. Đến Bạc Liêu mà ko đi chùa Xiêm Cán thực sự là thiếu sót. Với kiến trúc đặc trưng của người Khơ Me, màu sắc sặc sỡ, chùa Xiêm Cán thật sự ấn tượng với du khách.


Địa chỉ: xã Hiệp Thành, Tx. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu
Điện thoại: 0781 3837 917


Xem Chùa Xiêm Cán, ở Bạc Liêu ở bản đồ lớn hơn
Vị trí chùa Xiêm Cán, Bạc Liêu nằm cách thị xã Bạc Liêu 7km trên đường ra vườn chim Bạc Liêu. Đây là ngôi chùa của người Khmer lớn nhất và đẹp nhất trong vùng. Chùa được xây dựng hồi thế kỷ 19 với kiến trúc độc đáo. Trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những quái vật. Theo triết lý của người Khmer, đó là những thử thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành chánh quả.Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang.

Khuôn viên Chùa Xiêm Cán
Đối với chùa Khmer, chánh điện thường quay về hướng Đông vì họ cho rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông. Thông thường, ở đâu có chùa thì đồng bào Khmer tập trung ở xung quanh để học chữ, học giáo lý và học nghề. Vì vậy nên họ ví ngôi chùa là "trung tâm văn hóa của người Khmer". Chính vì sự gắn bó mật thiết như thế nên họ rất tự hào về văn hóa của dân tộc mình.Ngôi chùa Xiêm Cán này do chính tay các nghệ nhân địa phương xây dựng bằng những phương tiện hết sức thô sơ. Bên trong chánh điện của chùa đã phản ánh tính thẩm mỹ rất cao của người Khmer với những hoa văn độc đáo. Ở vị trí trung tâm trên nóc sala trang trí hình ảnh đền Angkor Wat, nơi khởi nguồn của phong cách kiến trúc Khmer. Người Khmer tu theo thuyết của Phật Thích Ca nhưng theo hướng của Phật giáo Tiểu Thừa nên trong Chánh điện thờ Phật Thích Ca là chính.


Tòa chính điện
Một điều đặc biệt nữa là xung quanh 4 bức tường của chánh điện bày trí rất nhiều hình vẽ giải thích quá trình tu hành khổ luyện của Đức Phật từ lúc sinh ra, đến lúc làm Thái tử cho đến khi vào cõi Niết bàn. Đối diện chánh điện là cột trụ biểu, là hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ ngụ ý rằng giáo lý Phật pháp sẽ soi sáng cho nhân loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã thiện. Dù cuộc sống còn không ít những lo toan nhưng dân tộc Khmer rất mộ đạo.

Dạo một vòng quanh chùa Xiêm Cán!



Ngôi chùa thu hút sự chú ý ngay từ cổng vào rất to, với tường bao quanh có nhiều hình ảnh về văn hóa, lịch sử của người Khmer (vì sơ suất nên lúc đó tôi không kịp chụp hình cổng vào, nên xin phép "mượn tạm" hai tấm hình tìm được trên mạng để minh họa cho lời mình nói)



Đường từ cổng vào nằm dưới hai hàng cây cao vút


Chùa được xây dựng hồi thế kỷ 19 với kiến trúc độc đáo trên một khuôn viên rộng tới 50.000 mét vuông

Chùa mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang.



Gian chính điện nằm ngay trung tâm của khuôn viên, trên nền cao 1,5m, nhiều bậc cấp và có hành lang bao quanh.




Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này.


Với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng, kiến trúc ở đây lúc nào cũng rực rỡ dưới nắng, dường như không chịu sự chi phối của thời gian




Tượng Phật nằm là nơi được nhiều người dân hương khói


Cột trụ biểu là hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ.


Tháp chuông cổ, trên tầng 2 là nơi thờ xá lị



Nơi đây cũng có những sala là nơi sư sãi nghỉ ngơi


Ngôi chùa này không ngừng được người dân xây dựng ngày một to đẹp hơn để thể hiện lòng tôn kính với nền văn hóa của dân tộc mình


Ngay cả miếng giẻ cũng đầy màu sắc sinh động


Hoa văn chạm khắc đều mang đậm phong cách của người Khmer


Bên trong điện thờ trưng bày nhiều bức vẽ về quá trình khổ luyện của Đức Phật, có thể coi là tư liệu quý báu cho những người theo đạo Phật


Khu mộ tháp yên bình dưới bóng cây







Cổng sau của chùa

    Đường từ cổng vào nằm dưới hai hàng cây cao vút Chùa được xây dựng hồi thế kỷ 19 với kiến trúc độc đáo trên một khuôn viên rộng tới 50.000 mét vuông Chùa mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Gian chính điện nằm ngay trung tâm của khuôn viên, trên nền cao 1,5m, nhiều bậc cấp và có hành lang bao quanh. Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này. Với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng, kiến trúc ở đây lúc nào cũng rực rỡ dưới nắng, dường như không chịu sự chi phối của thời gian Tượng Phật nằm là nơi được nhiều người dân hương khói Cột trụ biểu là hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ. Tháp chuông cổ, trên tầng 2 là nơi thờ xá lị Nơi đây cũng có những sala là nơi sư sãi nghỉ ngơi Ngôi chùa này không ngừng được người dân xây dựng ngày một to đẹp hơn để thể hiện lòng tôn kính với nền văn hóa của dân tộc mình Ngay cả miếng giẻ cũng đầy màu sắc sinh động Hoa văn chạm khắc đều mang đậm phong cách của người Khmer Bên trong điện thờ trưng bày nhiều bức vẽ về quá trình khổ luyện của Đức Phật, có thể coi là tư liệu quý báu cho những người theo đạo Phật Khu mộ tháp yên bình dưới bóng cây Cổng sau của chùa

Bài viết: file:///C:/Intel/M%E1%BB%99t%20l%E1%BA%A7n%20th%C4%83m%20ch%C3%B9a%20Xi%C3%AAm%20C%C3%A1n%20%E1%BB%9F%20B%E1%BA%A1c%20Li%C3%AAu%20-%20Du%20l%E1%BB%8Bch%20-%20Zing%20News.htm

Nguồn Zing News
    Đường từ cổng vào nằm dưới hai hàng cây cao vút Chùa được xây dựng hồi thế kỷ 19 với kiến trúc độc đáo trên một khuôn viên rộng tới 50.000 mét vuông Chùa mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể hiện ở những họa tiết nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Gian chính điện nằm ngay trung tâm của khuôn viên, trên nền cao 1,5m, nhiều bậc cấp và có hành lang bao quanh. Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ họa tiết có hình rắn vì họ quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy hiểm này. Với hai màu chủ đạo là đỏ và vàng, kiến trúc ở đây lúc nào cũng rực rỡ dưới nắng, dường như không chịu sự chi phối của thời gian Tượng Phật nằm là nơi được nhiều người dân hương khói Cột trụ biểu là hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng để thắp nến vào những ngày lễ. Tháp chuông cổ, trên tầng 2 là nơi thờ xá lị Nơi đây cũng có những sala là nơi sư sãi nghỉ ngơi Ngôi chùa này không ngừng được người dân xây dựng ngày một to đẹp hơn để thể hiện lòng tôn kính với nền văn hóa của dân tộc mình Ngay cả miếng giẻ cũng đầy màu sắc sinh động Hoa văn chạm khắc đều mang đậm phong cách của người Khmer Bên trong điện thờ trưng bày nhiều bức vẽ về quá trình khổ luyện của Đức Phật, có thể coi là tư liệu quý báu cho những người theo đạo Phật Khu mộ tháp yên bình dưới bóng cây Cổng sau của chùa

Bài viết: file:///C:/Intel/M%E1%BB%99t%20l%E1%BA%A7n%20th%C4%83m%20ch%C3%B9a%20Xi%C3%AAm%20C%C3%A1n%20%E1%BB%9F%20B%E1%BA%A1c%20Li%C3%AAu%20-%20Du%20l%E1%BB%8Bch%20-%20Zing%20News.htm

Nguồn Zing News

Độc giả T.N Theo Infonet.vn

Nguồn Zing News





twitter facebook Zing.me Hot!Go.vn more

No comments:

Post a Comment